Kế hoạch tổ chức Hội thi cồng chiêng, xoang xã Đăk Blà lần thứ I năm 2022
Kế hoạch tổ chức Hội thi cồng chiêng, xoang xã Đăk Blà lần thứ I năm 2022
KẾ HOẠCH
Tổ chức Hội thi cồng chiêng, xoang các dân tộc thiểu số xã Đăk Blà,
thành phố Kon Tum lần thứ I năm 2022
Thực hiện Kế hoạch số 155/KH-UBND, ngày 28 tháng 6 năm 2022 của Ủy ban nhân dân thành phố Kon Tum, về tổ chức Hội thi cồng chiêng, xoang các dân tộc thiểu số thành phố Kon Tum lần thứ I năm 2022 (Thực hiện kế hoạch số 168/KH-UBND, ngày 27/7/2021 của UBND thành phố Kon Tum về việc tổ chức Hội thi cồng chiêng, xoang các dân tộc thiểu số thành phố Kon Tum). Ủy ban nhân dân xã ban hành Kế hoạch tổ chức Hội thi cồng chiêng, xoang các dân tộc thiểu số xã Đăk Blà lần thứ I năm 2022 (viết tắt là Hội thi), cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích:
- Đẩy mạnh công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số trên địa bàn xã. Nâng cao lòng tự hào, ý thức bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống nói chung, di sản văn hóa cồng chiêng, xoang (múa) nói riêng, nhất là thế hệ trẻ đồng bào các dân tộc thiểu số; tạo môi trường giao lưu, phát triển văn hóa, giới thiệu, quảng bá giá trị di sản văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số trên địa bàn đến với bạn bè trong và ngoài tỉnh, góp phần phát triển kinh tế, du lịch tại địa phương.
- Nâng cao trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số, trong đó có di sản văn hóa cồng
chiêng; đồng thời, tạo sự chuyển biến sâu sắc về nhận thức của các cấp, các
ngành và toàn xã hội về vị trí, vai trò của văn hóa truyền thống trong sự phát
triển kinh tế - xã hội của xã.
2. Yêu cầu
- Công tác tổ chức Hội thi trên địa bàn xã phải thiết thực, an toàn, hiệu quả, tiết kiệm, tránh hình thức, phù hợp với điều kiện của địa phương.
- Tạo được điểm nhấn cho sự kiện văn hóa và trở thành Ngày hội văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số, gắn với các hoạt động quảng bá du lịch trên địa bàn trong năm 2022.
- Công tác tổ chức Hội thi phải đảm bảo phòng, chống dịch bệnh (Covid-19), đảm bảo an ninh, an toàn cho người tham gia.
II. QUY MÔ, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM, THÀNH PHẦN
1. Quy mô tổ chức:
- Hội thi cấp xã: 09 thôn trên địa bàn xã Đăk Blà (mỗi thôn thành lập ít nhất 01 đội công chiêng, xoang).
- Tham gia Hội thi cấp thành phố: Tuyển chọn và thành lập đoàn cồng chiêng, xoang (01 đội cồng chiêng, xoang) tiêu biểu xuất sắc để tham gia Hội thi cấp thành phố.
2. Thời gian, địa điểm thực hiện:
- Thời gian: Dự kiến tổ chức 01 ngày 19.8.2022.
+ Khai mạc vào lúc 7h30 ngày 19/8/2022.
+ Bế mạc vào lúc 16h ngày 19/8/2022.
- Địa điểm tổ chức: Khuôn viên sân nhà rông thôn Kon Mơ nay Kơ Tu 1, xã Đăk Blà, thành phố Kon Tum.
Mời các Trưởng đoàn đúng 8h sáng ngày 09/8/2022 về tại hội trường A xã Đăk Blà để họp chuyên môn (thay cho giấy mời) để nghe phổ biến một số quy định của BTC về việc tổ chức Hội thi cồng chiêng, xoang xã Đăk Blà lần thứ I năm 2022. (thời gian có thể điều chỉnh theo Kế hoạch của UBND thành phố và tình hình diễn biến của dịch Covid-19).
3. Về dụng cụ, trang phục:
Các đơn vị tham gia chuẩn bị dụng cụ, trang phục theo các tiết mục đăng ký (Đối với các thôn người ĐBDTTS sử dụng trang phục truyền thống của mình; đối với các thôn còn lại tùy theo nội dung cụ thể các tiết mục văn nghệ đã đăng ký mà lựa chọn trang phục cho phù hợp).
III. NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Nội dung Hội thi: Văn hóa - văn nghệ; Cồng chiêng, múa xoang
- Đối với 09 thôn trên địa bàn xây dựng một chương trình cồng chiêng, múa xoang với chủ đề: Mừng nhà rông mới, mừng chiến thắng hoặc các Lễ hội truyền thống của người dân tộc Ba Nar,... gắn liền với xoang (múa) của các dân tộc thiểu số. Hoặc chủ đề: ca ngợi công lao to lớn của Đảng, Bác Hồ, trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, Ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước, con người Việt Nam (nói chung), Kon Tum (nói riêng) và những thành tựu trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước.
- Đối với các bài thi dân gian truyền thống các đoàn phải tự giới thiệu tiết mục của mình và có lời thuyết minh ý nghĩa của tiết mục có lời dịch bằng tiếng phổ thông gửi về BTC trước ngày 09/8/2022.
- Thể hiện kỹ thuật, kỹ năng chỉnh âm cồng chiêng.
*Lưu ý: Ban tổ chức khuyến khích các đội sử dụng bộ cồng chiêng truyền thống, đặc trưng của dân tộc. Việc trích đoạn, tái diễn các lễ hội phải giới thiệu được khái quát về lễ hội, ý nghĩa của lễ hội trong đời sống sinh hoạt tín ngưỡng của cộng đồng, những nét văn hóa dân gian truyền thống tốt đẹp được cộng đồng bảo tồn và phát huy, ...
2. Hình thức thể hiện:
-Thể loại 1: Cồng chiêng, các nghệ nhân phải mặc trang phục truyền thống dân tộc.
-Thể loại 2: Trình diễn cồng chiêng, xoang phải ca múa hát về quê hương, đất nước, Bác Hồ hoặc nhạc cụ truyền thống kết hợp cùng cồng chiêng.
* Lưu ý: Các đoàn tham gia nội dung này chuẩn bị đầy đủ các đạo cụ (dùi gõ, búa, cồng chiêng đã bị lệch âm...). Các đoàn lựa chọn từ 01 đến 02 nghệ nhân, am hiểu về kỹ thuật chỉnh âm cồng, chiêng của thôn tham gia trình diễn những kỹ năng, kỹ thuật chỉnh âm cồng, chiêng tại Hội thi (nếu có).
3. Đối tượng:
- Đoàn nghệ nhân cồng chiêng, xoang tại 09 thôn trên địa bàn xã tham gia.
- Mỗi thôn được đăng ký 01 đoàn tham gia 01 hoặc 02 tiết mục; thời gian thực hiện: không quá 30 phút (kể cả phần giới thiệu, lời dẫn thuyết trình), (số lượng không quá 30 người/đoàn)
- Khuyến khích các đội cồng chiêng được thành lập từ nhiều lứa tuổi khác nhau.
IV. KHEN THƯỞNG VÀ KỶ LUẬT:
1. Khen thưởng:
- BTC sẽ tặng cờ lưu niệm cho các Đoàn tham gia Hội thi.
- Tặng giấy khen và tiền thưởng :
+ Cơ cấu giải thưởng như sau:
- 01 giải nhất; 01 giải nhì; 01 giải ba và 03 giải khuyến khích.
- Ngoài ra BTC còn bố trí thêm 02 giải phong trào và 02 giải phụ cho đội nghệ nhân nhỏ tuổi biểu diễn ấn tượng nhất (nếu có).
2. Kỷ luật:
- Tập thể và cá nhân nào không chấp hành nội quy quy định của Ban tổ chức, BGK và có hành vi không tốt thì tùy theo mức độ vi phạm Ban tổ chức sẽ có những hình thức kỷ luật thích đáng.
- Sự tham gia hội diễn của các đoàn là một trong những tiêu chí để đánh giá về phong trào văn hoá, văn nghệ quần chúng của từng đơn vị trên địa bàn xã.
V. KINH PHÍ:
1. Kinh phí tổ chức: UBND xã sẽ bố trí kinh phí tổ chức và cơ cấu giải thưởng.
2. Đối với các đơn vị tham gia:
Các đơn vị tham gia tự túc kinh phí tập luyện, ăn uống, đi lại trong quá trình diễn ra ngày hội.
VI. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN
1. Thành lập Ban Chỉ đạo Hội thi cồng chiêng, xoang các dân tộc thiểu số xã Đăk Blà lần thứ I năm 2022.
2. Họp Ban Chỉ đạo, thành lập Ban Tổ chức và các Tiểu ban chuyên môn phục vụ Hội thi cồng chiêng, xoang các dân tộc thiểu số xã Đăk Blà lần thứ I năm 2022.
3. Ban hành thể lệ Hội thi cồng chiêng, xoang các dân tộc thiểu số xã Đăk Blà lần thứ I năm 2022.
4. Ban hành văn bản hướng dẫn tổ chức Hội thi cồng chiêng, xoang các dân tộc thiểu số xã Đăk Blà lần thứ I năm 2022.
5. Họp Ban Tổ chức Hội thi thông qua nội dung, kế hoạch, chương trình, kịch bản lễ Khai mạc và Bế mạc Hội thi.
VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Công chức Văn hóa – Xã hội, phụ trách Văn hóa-Thông tin xã:
- Chủ trì, phối hợp với các ngành thuộc UBND xã, đơn vị liên quan, tham mưu Ủy ban nhân dân xã xây dựng kế hoạch, thành lập Hội đồng Giám khảo, kịch bản chương trình, dự trù kinh phí… đảm bảo đầy đủ các điều kiện để tổ chức thực hiện đạt yêu cầu Kế hoạch đề ra.
- Hướng dẫn công tác tuyên truyền Kế hoạch tổ chức Hội thi cồng chiêng, xoang các dân tộc thiểu số xã Đăk Blà lần thứ I năm 2022.
- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền sâu rộng đến các tầng lớp Nhân dân về Kế hoạch tổ chức Hội thi cồng chiêng, xoang các dân tộc thiểu số xã Đăk Blà lần thứ I năm 2022. Phối hợp với các cơ quan, ban ngành, đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch thông tin, tuyên truyền các nội dung liên quan, quảng bá và giới thiệu giá trị di sản văn hóa cồng chiêng các dân tộc thiểu số nhằm nâng cao nhận thức, ý thức tự hào của cộng đồng các dân tộc góp phần phát triển bền vững văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số trên địa bàn xã.
- Phối hợp với công chức Văn phòng - Thống kê xã, tham mưu công tác khen thưởng cho các tập thể, cá nhân đạt thành tích cao trong Hội thi theo quy định hiện hành.
- Xây dựng kế hoạch, chương trình tập luyện đoàn cồng chiêng, múa xoang xã tham gia Hội thi cấp thành phố lần thứ I năm 2022.
2. Công chức Văn phòng – Thống kê xã:
Phối hợp công chức Văn hóa - Xã hội, phụ trách Văn hóa-Thông tin xã hoàn chỉnh bài phát biểu khai mạc, bế mạc Hội thi cho Lãnh đạo Ủy ban nhân dân xã; kiểm tra, đôn đốc việc chuẩn bị cho Hội thi (Lễ khai mạc, bế mạc Hội thi) của các đơn vị được giao nhiệm vụ. Kịp thời đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố khen thưởng cho các tập thể, cá nhân đạt thành tích cao trong Hội thi theo quy định.
3. Công chức Tài chính - Kế toán xã:
Phối hợp với công chức Văn hóa - Xã hội, phụ trách Văn hóa-Thông tin xã tham mưu Ủy ban nhân dân xã bố trí kinh phí thực hiện kế hoạch phù hợp với khả năng ngân sách địa phương và đúng qui định hiện hành.
4. Công an xã: Phân công lực lượng Công an trực đảm bảo công tác an ninh, trật tự, an toàn cho công tác tổ chức Hội thi ở cấp xã được tổ chức theo định kỳ.
5. Ban chi huy Quân sự xã: Phối hợp Công an xã phân công lực lượng tham gia đảm bảo trật tự, an toàn cho công tác tổ chức Hội thi.
6. Trạm Y tế xã: Cử cán bộ y tế phục vụ đảm bảo công tác tổ chức Hội thi cấp xã được tổ chức theo định kỳ.
7. 09 thôn trên địa bàn xã: Tổ chức đăng ký tham gia theo đúng nội dung kế hoạch trên. Đây là tiêu chí để đánh giá thi đua kết quả cuối năm, UBND xã Đăk Blà yêu cầu các thôn nghiêm túc triển khai thực hiện, tổ chức luyện tập các tiết mục tham gia đạt kết quả cao nhất.
8. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã và các tổ chức thành viên: Tăng cường tuyên truyền, vận động đồng bào các dân tộc, đoàn viên, hội viên hưởng ứng tham gia Hội thi cũng như công tác bảo tồn di sản văn hóa cồng chiêng trong cộng đồng.
Trên đây là Kế hoạch tổ chức Hội thi cồng chiêng, xoang các dân tộc thiểu số xã Đăk Blà lần thứ I năm 2022 của UBND xã Đăk Blà. Quá trình thực hiện nếu có phát sinh, vướng mắc thông tin kịp thời về đồng chí Hồ Kim Nghiêm công chức VH-XH, phụ trách VH-TT xã, để được hướng dẫn và báo cáo Ủy ban nhân dân xã xem xét, chỉ đạo./.